Tất cả mọi người khi bắt đầu đi làm sẽ gặp phải một nghịch lý đáng sợ đó là:  bạn không thể tìm được việc làm nếu không có kinh nghiệm, nhưng bạn không thể có được bất kỳ kinh nghiệm nào nếu không có việc làm.  Đây là một nghịch lý khiến bạn nản lòng và gần như không thể vượt qua được.  Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách tìm việc mà không cần kinh nghiệm.

Cách Tìm Việc Mà Không Cần Kinh Nghiệm

cach-tim-viec-ma-khong-can-kinh-nghiem
Cách Tìm Việc Mà Không Cần Kinh Nghiệm

Tự Học Tập

tu-hoc-tap
Tự Học Tập

Hãy tham gia các lớp học, tham dự hội thảo, lấy các chứng chỉ và văn bằng, và nếu cần, bạn hãy kiếm một tấm bằng. Những việc này không chỉ giúp bạn có kiến ​​thức phục vụ công việc mà còn thể hiện sự tận tâm và cam kết của bạn. Hơn nữa, gặp gỡ giáo viên và bạn học là một cách tốt để bắt đầu và mở rộng mối quan hệ của bạn.

Bắt Đầu Làm Việc Theo Cách Của Bạn

Một cách khác để có được một số kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể là làm công việc kiếm được ít tiền hoặc làm không lương – cách này nghe có vẻ không tạo động lực đặc biệt, nhưng bạn à, nó có thể giúp bạn bước qua mọi cánh cửa: bạn có thể đi tình nguyện, thực tập hoặc làm việc tự do để được đào tạo trực tiếp. Tùy thuộc vào nghề nghiệp, bắt đầu hoặc xây dựng cho một trang blog có thể là một ý tưởng hay để thể hiện niềm đam mê và tài năng của bạn. Tóm lại: hãy điền vào CV và hồ sơ của bạn các dự án liên quan mà bạn làm bán thời gian, vào cuối tuần hoặc trong thời gian nghỉ học.

Xây Dựng Mối Quan Hệ

xay-dung-moi-quan-he
Xây Dựng Mối Quan Hệ

Có một cách để tìm được công việc là được giới thiệu hoặc quen biết một người bạn thông qua bạn bè. Để làm được điều đó, bạn cần phải xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ của mình, cả ở trên mạng lẫn ngoài đời: hãy đảm bảo mọi người biết rằng bạn đang theo đuổi công việc nào đó – và hãy sẵn sàng với một lời giới thiệu ngắn gọn, một sơ yếu lý lịch được cập nhật và tất nhiên là một hồ sơ LinkedIn cực ấn tượng nữa.

Hãy Vẽ Ra Kế Hoạch

Đã đến lúc bạn lấy giấy bút ra và lập một sơ đồ Venn thật lớn để định hướng con đường đi đến thành công của bạn: Hãy liệt kê tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân cần thiết cho công việc tương lai của bạn. Sau đó, thêm các kỹ năng, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân bạn đã có và xem xét vùng giao nhau của hai vòng tròn. Bạn có thể sử dụng sơ đồ này như một tài liệu tham khảo để xem bạn cần cải thiện những gì và bạn có thể làm nổi bật những gì trong hồ sơ và thư xin việc của mình.

Trở Thành Chuyên Gia Trong Lĩnh Vực Của Bạn

Hãy tìm hiểu tất cả mọi thứ cần biết về ngành nghề và công việc. Điều này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho sự nghiệp mà còn giúp ích cho bạn khi kết nối các mối quan hệ và đi phỏng vấn. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, hãy tương tác trong các diễn đàn, đọc blog và tham gia các nhóm cả trực tuyến và ngoài đời. Hãy chắc chắn rằng bạn biết một số công ty lớn trong ngành, cả trực tuyến và ngoại tuyến; trong vùng, quốc gia và kể cả quốc tế.

+ Xem thêm bài viết:9 Giải Pháp Giúp Tiết Kiệm Tiền Du Lịch

Tìm Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Mọi người thích đưa ra lời khuyên và được xem như chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Nếu bạn đã biết tên của những chuyên gia mà bạn ngưỡng mộ và những người có sự nghiệp như bạn muốn, hãy thử liên hệ với họ – bằng cách trực tuyến hoặc viết thư tay chẳng hạn – nếu bạn thích liên lạc kiểu truyền thống. Một cách tốt để khiến mọi người cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao là hãy hỏi xem bạn nên làm gì tiếp theo. Đừng chỉ gửi đi hàng tấn email cùng với CV của bạn – mọi người đều bận rộn với hộp thư đến đầy ắp. Hãy tạo kết nối trước khi bạn yêu cầu lời khuyên hoặc nhờ giúp đỡ.

Có Một Câu Chuyện Hay Để Kể

Hãy chắc chắn rằng bạn có một câu chuyện khởi đầu sự nghiệp hấp dẫn cho thấy bạn chính là người hoàn hảo cho tất cả các vị trí trong một lĩnh vực nào đó. Mọi người sẽ đặt câu hỏi (rất nhiều câu hỏi!) Vì vậy, hãy chuẩn bị câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn về lý do tại sao bạn muốn tham gia lĩnh vực này, bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu này và những gì bạn có thể cống hiến. Đây là nơi bạn gây ấn tượng với niềm đam mê của mình, thể hiện tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng, kết thúc bằng trình độ học vấn của bạn và thuyết phục mọi người mà bạn nói chuyện.

 Nâng Cấp CV Của Bạn

Và nhân tiện nói đến câu chuyện thì bạn hãy chắc chắn rằng CV của bạn phản ánh những phần quan trọng của câu chuyện này. Hãy tập trung vào tài năng và kỹ năng của bạn chứ không chỉ vào chức danh công việc của bạn: bạn nên tạo một bản CV không quá tập trung vào quá khứ, mà hướng về phía trước và thể hiện tất cả những điều tuyệt vời mà bạn có thể đóng góp trong tương lai

Tập Trung Vào Các Kỹ Năng Mềm

Các kỹ năng có thể chuyển giao có thể áp dụng được từ tình huống hoặc công việc này sang tình huống hoặc công việc khác.  Các kỹ năng này thể hiện cách bạn tương tác với mọi người. Ví dụ về các kỹ năng mềm này là kỹ năng tương tác giữa các cá nhân, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Tập trung vào khả năng của bạn như tạo động lực, làm việc đa nhiệm, giám sát hoặc nói trước đám đông. Hãy tạo một CV thể hiện cá tính và các kỹ năng mềm có thể dùng được của bạn. Nếu có thể chỉ ra lý do tại sao một kỹ năng mềm nhất định sẽ giúp bạn học một kỹ năng cứng cụ thể dễ dàng hơn, thì về cơ bản, bạn đã thành công rồi đó.

Đặt Mục Tiêu Hợp Lý

Mặc dù bạn nên đặt mục tiêu cao cho sự nghiệp của mình, nhưng điều quan trọng là phải thực tế khi xin việc. Vì bạn là người mới bắt đầu, hãy tìm kiếm các vị trí ở mức đầu vào mà bạn hiểu và có thể cho thấy rằng bạn có thể làm được việc. Hãy nói rõ rằng bạn biết bạn là người mới bắt đầu nhưng sẵn sàng học hỏi – và sau đó bổ sung thêm thái độ nhiệt tình, đam mê và quyết tâm không thể cưỡng lại.

Hãy Kiên Nhẫn!

Hãy kiên nhẫn và sẵn sàng bắt đầu từ vị trí thấp.  Có thể sẽ tốn thời gian để đưa được chân của bạn – và sau đó là phần còn lại của bạn – qua ngưỡng cửa tìm việc. Đôi khi quá trình tìm việc có thể khiến bạn mệt mỏi và thấy như một ý tưởng nửa vời, nhưng nếu đó là điều bạn thực sự muốn làm và điều khiến bạn hạnh phúc.

+ Xem thêm bài viết:11 Mẹo Để Vượt Qua Một Cuộc Phỏng Vấn Xin Việc

Chỉ cần nắm vững 11 điều trên và thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất, bạn khỏi lo để tìm việc làm không cần kinh nghiệm. Hãy khéo léo thay thế yêu cầu kinh nghiệm của nhà tuyển dụng bằng khả năng mà họ nhận thấy ở bạn! Chúc bạn thành công.

Chia sẻ kinh nghiệm dịch thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *